Địa chỉ : Tầng 7, 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

thời gian

8:00 - 20:00

hotline

08.58.56.52.52

Những điều cần biết về nhiễm trùng đường tiết niệu

Bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu không chỉ gây ra bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà nguy hiểm hơn khi người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm: suy thận, nhiễm trùng máu, suy giảm sinh lý, khả năng sinh sản,…Tìm hiểu ngay các thông tin về bệnh lý này để phát hiện và điều trị sớm nếu gặp phải.

Xem thêm: 

Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì

Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì

Nhiễm trùng đường tiết niệu còn gọi là bệnh viêm đường tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu,….đều chỉ tình trạng viêm nhiễm tại một hoặc một số bộ phận trong hệ tiết niệu của cả hai giới như: niệu đạo, niệu quản, bàng quang, thận hoặc tuyến tiền liệt (đối với nam giới).

Bệnh lý này có tỷ lệ điều trị thành công cao nếu được phát hiện sớm, đồng thời can thiệp chữa trị kịp thời, đúng cách.

Cấu tạo và chức năng hệ tiết niệu

Cấu tạo và chức năng hệ tiết niệu

Hệ tiết niệu về cơ bản sẽ gồm các bộ phận như niệu đạo, niệu quản, bàng quang, hai thận và ở nam giới có thêm tuyến tiền liệt. Hệ cơ quan này đảm nhận chức năng quan trọng trong việc loại thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, điều chỉnh môi trường trong cơ thể, điều hòa các hormone,….

Cấu tạo của hệ tiết niệu

Thận: gồm 2 quả, nằm sau phúc mạc bên phải – bên trái cột sống.

Đặc điểm cấu tạo: hình hạt đậu màu nâu đỏ, bề mặt trơn bóng, dài 10-12cm, rộng 6-7cm, nặng 125-140gr. Gồm có: đài thận, bể thận, các mạch máu, thần kinh thực vật chi phối bởi vỏ não. Trong đó, mạch máu tại thận giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho các bộ phận trong thận và tham gia vào quá trình hình thành nước tiểu.

Niệu quản: Dẫn nước tiểu từ mỗi bể thận vào bàng quang.

Mỗi niệu quản nằm sau phúc mạc dọc hai bên cột sống thắt lưng sát thành bụng sau. Niệu quản dài khoảng 25-28cm, gồm 3 đoạn: bụng, chậu hông và bàng quang.

Bàng quang: Chứa nước tiểu được bài tiết từ thận với dung tích khoảng 500 – 700 ml có khả năng co giãn tốt.

Bàng quang có hình tháp ngược, đáy hướng xuống dưới ra sau trực tràng, đỉnh hướng lên trên ra trước về phía thành bụng; phía sau và phía trên có phúc mạc phủ.

Niệu đạo: Đây là đoạn cuối của hệ tiết niệu, có vai trò dẫn nước tiểu đi ra ngoài bởi lỗ tiểu. Ở nam giới, đây còn là đường dẫn tinh dịch

từ túi tinh đổ vào mỗi lần xuất tinh. Niệu đạo ở có cấu tạo ngắn hơn nam giới và không chia thành các đoạn mở ra ngoài ở tiền đình âm đạo.

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi đường tiết niệu có sự tấn công của các tác nhân gây bệnh, điển hình là E.Coli sẽ nhanh chóng gây ra các triệu chứng lâm sàng như:

  • Gặp khó khăn mỗi lần đi tiểu với các biểu hiện như: tiểu rát, tiểu buốt, tiểu nhiều lần trong ngày (trên 7 lần vào ban ngày và trên 1 lần vào ban đêm) với lượng nước tiểu ít, nước tiểu đục, nặng mùi.
  • Quan sát có lần tiểu, máu trong nước tiểu.
  • Có dấu hiệu bị chuột rút, vùng xương chậu, bàng quang đi đau đớn, khó chịu.
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, sốt, buồn nôn/ nôn, tay chân run rẩy, lưng đau mỏi, thiếu sức sống, hay cáu gắt, mất ngủ….
  • Niệu đạo tiết dịch bất thường kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Suy giảm khả năng tình dục trên nhiều phương diện: xuất tinh, nhu cầu tình dục, rối loạn cương dương,…

Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu

Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, không phân biệt lứa tuổi, giới tính thông qua nhiều con đường như:

  • Do mắc phải các bệnh lý xã hội hoặc bệnh viêm nhiễm khác tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh lây lan lên hệ tiết niệu gây nhiễm trùng.
  • Quan hệ tình dục không an toàn là con đường phổ biến nhất khiến mầm bệnh lây lan nhanh chóng từ người bệnh sang người lành, không chỉ gây nhiễm trùng đường tiết niệu mà còn các bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa, bệnh xã hội khác.
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, sai cách tạo ra môi trường lý tưởng cho các khuẩn có hại phát triển và gây viêm nhiễm lây lan sang cơ quan sinh dục, hệ tiết niệu.
  • Lười uống nước, hay có thói quen nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu bị ứ đọng trong thời gian dài không được đào thải ra ngoài khiến khuẩn E.Coli có điều kiện thuận lợi phát triển.
  • Một số trường hợp bị sỏi đường tiết niệu, bệnh tiểu đường,…cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu.

Biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu

Biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu không được phát hiện và điều trị sớm thường kéo theo những biến chứng đáng tiếc đến sức khỏe người bệnh:

  • Gây ra suy thận cấp tính, dần dần chuyển thành mãn tính rất nguy hiểm.
  • Viêm nhiễm lây lan đến các bộ phận sinh dục và trở thành mầm mống có thể gây vô sinh – hiếm muộn ở cả nam và nữ giới.
  • Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh sẽ có nguy cơ cao hơn sẽ mắc phải các bệnh lý nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội khác từ bạn tình thông qua các hoạt động tình dục không an toàn.
  • Suy giảm chức năng sinh lý: Cảm giác đau rát, khó chịu từ bệnh sẽ làm giảm ham muốn tình dục, chức năng sinh lý… người bệnh có xu hướng né tránh quan hệ tình dục, ảnh hưởng nhanh chóng đến hạnh phúc gia đình.

Phương pháp điều trị hiệu quả

Các phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm. Cụ thể như sau:

Nhiễm trùng đơn giản

Với dạng nhiễm này, người bệnh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh như: Trimethoprim / sulfamethoxazole, Fosfomycin, Nitrofurantoin,…

Hạn chế dùng đến nhóm thuốc kháng sinh fluoroquinolones có thể gây ra nhiều biến chứng đáng tiếc về sức khỏe hơn là giá trị điều trị nhiễm trùng mà thuốc này mang lại trong quá trình điều trị.

Thông thường thời gian điều trị sẽ kéo dài khoảng 1 tuần hoặc nhiều hơn phụ thuộc vào tình trạng viêm nhiễm, loại thuốc, liều lượng được chỉ định. Đối với nhiễm trùng không gây biến chứng có thể chỉ cần uống thuốc trong 1 – 3 ngày.

Đồng thời, có thể dùng thêm thuốc giảm đau trong liệu trình chữa trị để giúp làm giảm cảm giác đau đớn, khó chịu.

Nhiễm trùng thường xuyên

Thường sẽ chỉ định dùng kháng sinh liều thấp trong khoảng 6 tháng hoặc dài ngày hơn. Nếu tình trạng nhiễm trùng liên quan đến hoạt động tình dục sẽ được dùng một liều kháng sinh duy nhất. Nếu liên quan đến mãn kinh sẽ chỉ định liệu pháp estrogen.

Nhiễm trùng nặng

Đối với người bị nhiễm trùng mức độ nặng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng những loại thuốc đã chia sẻ ở trên với liều lượng, thời gian dùng có sự điều chỉnh phù hợp và tiến hành tiêm tĩnh mạch tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Cách phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu

Cách phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu 

Để phòng tránh nguy cơ mắc phải hoặc tái nhiễm nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh cần lưu ý đến những vấn đề sau đây:

  • Tuân thủ theo liệu trình chữa trị được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa.
  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy 1 vợ 1 chồng.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ khô thoáng, ưu tiên những đồ lót thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt để loại bỏ môi trường phát triển của các tác nhân gây bệnh.
  • Đối với nữ giới, trong kỳ kinh nguyệt nên thay băng vệ sinh đúng cách 4 tiếng/ lần. Quần lót nên là nóng trước khi mặc để loại bỏ vi khuẩn, nấm.
  • Không nên nhịn tiểu, uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để thải chất độc theo đường nước tiểu ra ngoài.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu.
  • Khi nghi ngờ dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu, bệnh nhân nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu phù hợp.

Cách chăm sóc người bệnh

Trong trường hợp có người thân đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn cần lưu ý trong việc chăm sóc người bệnh như sau:

  • Khuyến khích người bệnh uống đủ nước, tránh nhịn tiểu, loại bỏ các đồ uống chứa caffeine, đồ uống có cồn, ga,…ra khỏi sinh hoạt hàng ngày.
  • Trong trường hợp sốt cao có thể dùng thuốc kết hợp chườm mát cơ thể.
  • Chườm ấm bụng để giảm cảm giác khó chịu cho bàng quang
  • Tăng cường các thực phẩm giàu đạm và vitamin trong thực đơn hàng ngày. Với những trường hợp bị suy thận nên giảm ăn protein có trong các loại hải sản, sữa, trứng,…
  • Hướng dẫn bệnh nhân cách vệ sinh vùng kín đúng cách, cách tăng cường phù hợp với thể trạng.

Địa chỉ khám chữa uy tín tại Hà Nội

Địa chỉ khám chữa bệnh đường tiết niệu uy tín ở Hà Nội 

Tại Hà Nội, nếu bạn đang tìm kiếm về các địa chỉ khám chữa nhiễm trùng đường tiết niệu uy tín, có thể tham khảo một trong số những cơ sở y tế dưới đây:

Phòng khám Nam khoa 52 Nguyễn Trãi

Với sự nỗ lực không ngừng, đến ngay phòng khám đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều người dân Hà Nội nhờ các thế mạnh đang sở hữu về:

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
  • Cập nhật những phương pháp điều trị cải tiến với nhiều bước đột phá, an toàn và hiệu quả cho người bệnh, giảm thiểu biến chứng đáng tiếc gặp phải.
  • Đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp nâng cao năng lực chẩn đoán, rút ngắn thời gian điều trị.
  • Đảm bảo quy trình thăm khám bệnh nhanh chóng, chi phí khám và chữa bệnh công khai minh bạch, thủ tục thăm khám rõ ràng, nhân viên y tế hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo.

Bệnh viện Thu cúc

Bệnh viện Thu cúc

Đây là một trong những bệnh viện tư nhân uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, có thế mạnh trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn.

Phòng khám cũng hướng tới phát triển dịch vụ khách hàng, qua những trải nghiệm về phong cách phục vụ thân thiện, hoàn hảo, chu đáo, tận tình.

Phòng khám số 1 Đại học Y

Phòng khám số 1 Đại học Y

Đây là một bệnh viện đa khoa với đội ngũ thầy thuốc có tay nghề cao và trình độ hàng đầu cả nước. Đây còn là nơi triển khai mô hình kết hợp chặt chẽ giữa điều trị và đào tạo, giảng dạy, chuyển giao kỹ thuật cho sinh viên sau đại học và các bác sĩ của các cơ sở y tế trên cả nước.

Bệnh viện 108

Bệnh viện 108

Đây là bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, thuộc tuyến cuối của quân đội ở khu vực phía Bắc, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho các cán bộ cấp cao trong quân đội, của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Bệnh viện là địa chỉ y tế uy tín tại Hà Nội trong điều trị trên nhiều diện bệnh lý, trong đó có Thận – Tiết Niệu được các chuyên gia đánh giá rất cao.

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

Với mục đích xây dựng dịch vụ chăm sóc y tế chuyên nghiệp, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, bệnh viện đang ngày một hoàn thiện và phát triển khám chữa đa khoa, đã và đang dần khẳng định chất lượng dịch vụ y tế hoàn hảo.

Nếu người bệnh có nhu cầu thăm khám và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, bệnh nhân có thể đến địa chỉ 64 Trường Lâm, Đức Giang quận Long Biên để tiến khám chữa.

Mọi thắc mắc về bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, vui lòng liên hệ đến số Hotline: 0328.61.52.52 để được hỗ trợ thông tin đầy đủ.

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

Bạn có vấn đề chưa rõ cần bác sĩ giải đáp

>> Click [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] để bác sĩ tư vấn >> Hotline: 08.58.56.52.52 >> Hoặc để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

Đầu dương vật nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu bệnh gì?

Đầu dương vật nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu bệnh gì?

Phần đầu dương vật rất nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại tác nhân gây bệnh trong sinh hoạt hàng...

Đầu chim nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu bệnh gì?

Đầu chim nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu bệnh gì?

Những nốt mụn đỏ trên đầu dương vật khiến các đấng mày râu không khỏi lo lắng vì đây có thể là dấu hiệu...

Đầu dương vật nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu bệnh gì?

Đầu dương vật nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu bệnh gì?

Phần đầu dương vật rất nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại tác nhân gây bệnh trong sinh hoạt hàng...

Dương vật nổi mụn đỏ: Nguyên nhân, cách điều trị

Dương vật nổi mụn đỏ: Nguyên nhân, cách điều trị

Hiện tượng dương vật nổi mụn đỏ xuất hiện trong nhiều trường hợp: bị kích ứng da, mắc phải bệnh lý,…Dù xuất phát từ...

Đau gốc dương vật là bệnh gì? Điều trị ra sao?

Đau gốc dương vật là bệnh gì? Điều trị ra sao?

Đau gốc dương vật là một tình trạng đau ở phần gốc dương vật, bao gồm cả phần đáy chậu, xương mu, và các...

Dương vật bị buốt và đau rát khó chịu là dấu hiệu bệnh gì?

Dương vật bị buốt và đau rát khó chịu là dấu hiệu bệnh gì?

Dương vật đau rát gây ra không ít khó chịu trong mọi sinh hoạt mà còn là dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiều...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi