Địa chỉ : Tầng 7, 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

thời gian

8:00 - 20:00

hotline

08.58.56.52.52

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu khi mang thai dù ở bất cứ giai đoạn nào cũng tác động đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Từng có không ít trường hợp do chủ quan, tự ý điều trị bệnh tại nhà dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn sơ sinh, sảy thai, sinh non… Do đó, để giúp chị em sớm có biện pháp can thiệp kịp thời, dưới đây là những chia sẻ đến từ bác sỹ chuyên khoa xoay quanh về vấn đề này.

Xem thêm:

Viêm đường tiết niệu khi mang thai

Viêm đường tiết niệu khi mang thai

Đường tiết niệu là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận quan trọng: thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo. Các bộ phận này có nhiệm vụ đào thải những chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan ra bên ngoài cơ thể.

Viêm đường tiết niệu xảy ra khi có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn, sau đó chúng xâm nhập vào bàng quang gây viêm bàng quang, nếu không được điều trị sớm chúng sẽ lây lan đến thận qua đường niệu quản gây viêm thận.

Thông thường, tỷ lệ viêm đường tiết niệu ở nữ giới thường cao hơn so với hơn nam giới gấp 5 lần, do cấu trúc cơ quan sinh dục khá phức tạp với cấu tạo niệu đạo ngắn, thẳng và gần hậu môn. Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai, nguy cơ viêm nhiễm tại đường tiết niệu càng dễ xảy ra hơn.

Trong thai kỳ, cơ thể sản xuất nhiều hormone, làm tăng lượng dịch tiểu và giảm khả năng tự rửa của đường tiết niệu, điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai?

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai?

Các bác sỹ chuyên khoa cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em bị viêm đường tiết niệu khi mang thai, trong đó bao gồm:

  • Do niệu đạo ngắn: Nhiễm khuẩn từ đường ruột, điển hình là vi khuẩn E.Coli trú ẩn trong đường ruột. Do niệu đạo của nữ giới nằm gần hậu môn nên chúng dễ dàng xâm nhập qua.
  • Do áp lực lên bàng quang: Khi mang thai, tử cung ngày càng phát triển to gây áp lực trực tiếp lên bàng quang và khiến cho đường thoát của nước tiểu bị thu hẹp. Lượng nước tiểu còn sót lại có thể ẩn chứa vi khuẩn dẫn đến viêm nhiễm.
  • Thay đổi hormone: Viêm đường tiết niệu khi mang thai do lượng hormone sinh dục nữ gia tăng nhanh, khiến khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường. Vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, khó chịu, cộng với thói quen vệ sinh sai cách, sẽ là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây viêm đường tiết niệu khi mang thai.
  • Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ: Trong 3 tháng cuối, tử cung thường có xu hướng nghiêng sang phải và chèn ép vào niệu quản và thận phải, khiến nước tiểu ở bể thận bị ứ đọng, dần dần dẫn đến viêm nhiễm thận, bể thận.
  • Tình dục trong thời kỳ mang thai không đúng cách: Có thể khiến các vi khuẩn từ bộ phận sinh dục của nam giới lây truyền sang âm đạo của nữ, và xâm nhập gây viêm ngược lên niệu đạo, cũng như các bộ phận khác thuộc hệ tiết niệu.
  • Các nguyên nhân khác: Viêm đường tiết niệu khi mang thai cũng có thể xảy ra nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch hoặc thụt rửa âm đạo không đúng cách, dùng xà bông và dung dịch vệ sinh phụ nữ có chất tẩy mạnh…

Triệu chứng nhận biết viêm đường tiết niệu khi mang thai?

Triệu chứng nhận biết viêm đường tiết niệu khi mang thai?

Viêm đường tiết niệu khi mang thai xuất hiện ở mỗi thời điểm thai kỳ khác nhau, sẽ có các triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Đôi lúc nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra âm thầm, lặng lẽ không có biểu hiện rõ ràng, do đó dưới đây là các triệu chứng điển hình của bệnh mà chị em cần lưu ý:

Triệu chứng viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu rắt, tiểu buốt, nóng rát khi đi tiểu.
  • Mỗi lần đi tiểu có cảm giác vẫn còn sót nước tiểu trong bàng quang.
  • Đau xương chậu, đau lưng và tức bụng dưới.
  • Buồn nôn, nôn ói, thường dễ nhầm với ốm nghén.
  • Cơ thể mệt mỏi, run người, ớn lạnh, nóng sốt đổ mồ hôi…

Triệu chứng viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng giữa

  • Đau hoặc khó chịu khi đi tiểu.
  • Cảm giác đau hoặc cắn rát ở vùng bụng dưới.
  • Cảm giác đau hoặc áp lực trong khu vực niệu đạo.
  • Thay đổi màu sắc hoặc mùi của nước tiểu.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng cuối

Trong giai đoạn thai kỳ, những thay đổi về sinh lý nội tiết dưới tác động của progesterone sẽ làm nhu động ruột và nhu động niệu quản giảm, khiến phụ nữ dễ bị táo bón và ứ đọng nước tiểu tạo điều kiện để vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Lúc này, triệu chứng viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng cuối thường có các biểu hiện rõ rệt hơn:

  • Tiểu khó, rất hay buồn tiểu nhưng mỗi lần đi lại ra rất ít.
  • Tiểu buốt, đau rát, bệnh nặng có thể tiểu ra máu.
  • Đau, căng tức ở bàng quang, khó chịu vùng bụng dưới, cảm giác mệt mỏi, bứt rứt.
  • Nước tiểu ở người bệnh thường đục và có màu hồng (máu lẫn trong nước tiểu).
  • Nếu người bệnh còn xuất hiện thêm các triệu chứng đau lưng, buồn nôn, sốt thì có thể vi khuẩn đã vào thận rất nguy hiểm, có thể gây ra các bệnh về thận như viêm thận, suy thận…

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không?

Dựa vào mức độ nặng nhẹ ở các giai đoạn bệnh khác nhau cho thấy, tình trạng viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe của mẹ và bé, khi không được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời:

Tiền sản giật/nhiễm độc thai nghén

  • Phụ nữ trẻ có thai lần đầu vào 3 tháng cuối thai kỳ thường có triệu chứng phù nhiều, tăng huyết áp và protein niệu nhiều.
  • Sản giật với các cơn co giật toàn thân gây nhiều biến chứng, có thể khiến thai nhi và sản phụ gặp nguy hiểm.

Suy thận cấp

  • Khi bị suy thận cấp, thai phụ thường có triệu chứng phù, tiểu ít. Khi đi xét nghiệm có urê máu, creatinin trong huyết thanh tăng cao.
  • Viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể khiến cho bé nhẹ cân, sảy thai, non tháng hay thai chết lưu (tỷ lệ tử vong cao ở cả mẹ và bé).

Viêm cầu thận cấp

Bà bầu bị viêm cầu thận cấp có triệu chứng phù toàn thân, phù trắng ấn lõm, cân nặng tăng nhanh (2kg/tuần).
Nhiều người lầm tưởng triệu chứng này với tiền sản giật. Nếu để lâu, cả sản phụ và thai nhi có khả năng tử vong.

  • Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp/viêm bàng quang cấp

Bạn sẽ phát hiện protein âm tính khi làm xét nghiệm nước tiểu. Và nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm thận – bể thận cấp.

  • Nhiễm khuẩn tiết niệu cao/viêm thận – bể thận cấp

Viêm đường tiết niệu khi mang thai còn có thể bị suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp… thai nhi cũng dễ bị suy thai, đẻ non…Trường hợp này nặng nhất và nếu không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho cả sản phụ và thai nhi.

  • Tăng huyết áp

Viêm đường tiết niệu khi mang thai còn khiến huyết áp tăng trên 140/80 mmHg thường xuất hiện trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ do thiếu máu cục bộ rau thai.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai chữa như thế nào?

Viêm đường tiết niệu khi mang thai chữa như thế nào?

Quá trình điều trị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai đòi hỏi cần phải thực hiện theo nguyên tắc nhất định, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Do đó, thay vì băn khoăn bị viêm đường tiết niệu khi mang, chị em nên chủ động đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa, để được tiến hành làm xét nghiệm và điều trị theo phác đồ khoa học nhất.

  • Đối với trường hợp bệnh ở giai đoạn thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang, thì thai phụ cần được điều trị ngoại trú dưới sự theo dõi hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe của thai phụ để quyết định kê đơn thuốc Tây y chuyên khoa phù hợp. Hầu hết các loại thuốc sẽ có tác dụng giảm đau, sưng tấy, phù nề, tiêu diệt mầm bệnh, ngăn chặn khả năng lây lan.

  • Đối với thể viêm thận – bể thận cấp, thai phụ cần được điều trị tích cực dưới sự theo dõi và chăm sóc trực tiếp của các bác sĩ chuyên khoa.

Khi đó, thai phụ sẽ được tiến hành khám đầy đủ, làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu, siêu âm kiểm tra xem có bị ảnh hưởng tới thai nhi hay không… và tiếp nhận phác đồ điều trị theo tư vấn từ bác sĩ.

Lúc này, bệnh nhân cần được tiến hành làm kháng sinh đồ để chỉ định đúng loại kháng sinh phù hợp với vi khuẩn gây bệnh.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây y để chấm dứt triệu chứng lâm sàng thì người bệnh còn được tư vấn điều trị kết hợp với bài thuốc Đông y, giúp nâng cao sức đề kháng, cân bằng độ pH tự nhiên của âm đạo, ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm và tình trạng tái phát sau liệu trình điều trị.

Ngoài ra, để quá trình điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai đạt hiệu quả tốt nhất cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thì chị em phụ nữ cần lưu ý:

  • Phụ nữ khi mang thai nên kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi, phát hiện sớm bệnh.
  • Cần chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, không nên cố nhịn tiểu khi muốn tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, sau khi đi đại tiện.
  • Ăn nhạt nếu thấy phù hoặc tăng huyết áp.
  • Uống nước đầy đủ (ít nhất là 1,5 lít nước/ngày).
  • Cần thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ với triệu chứng viêm đường tiết niệu.

Địa chỉ chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai an toàn tại Hà Nội?

Địa chỉ khám chữa bệnh đường tiết niệu uy tín ở Hà Nội 

Quá trình điều trị bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai cần đảm bảo ở rất nhiều yếu tố, trong đó, không thể kể đến vai trò đến từ đội ngũ bác sĩ, phương pháp điều trị và hệ thống máy móc… tại các cơ sở y tế mà bạn lựa chọn.

Hơn ai hết, Ban lãnh đạo Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi hiểu được tầm quan trọng của một cơ sở y tế chữa bệnh đối với cá nhân mỗi người. Cho nên, ngay từ khi thành lập đến nay, phòng khám vẫn luôn nỗ lực nghiên cứu, phát triển và tự hào là địa chỉ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân tại Thủ đô, cũng như người dân đến từ nhiều tỉnh thành lân cận.

Tại đây, đối với việc khám chữa bệnh nói chung cũng như thực hiện chữa trị bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai nói riêng luôn đảm bảo quá trình thăm khám và điều trị đều sẽ được các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành tư vấn và theo dõi sát sao trong suốt liệu trình.

Với 40 năm kinh nghiệm cùng kỹ năng chẩn đoán và điều trị bệnh linh hoạt, đội ngũ các bác sĩ luôn mang đến các phương pháp chẩn đoán và điều trị khoa học.

  • Hệ thống thiết bị tại phòng khám luôn chú trọng đầu tư nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình thăm khám và trị bệnh.
  • Luôn có sự đổi mới trong các phương pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc) hoặc ngoại khoa (phẫu thuật). Kết hợp an toàn với điều trị thuốc Đông Y, hoặc áp dụng các kỹ thuật vật lý trị liệu, liệu pháp miễn dịch… ghi nhận nhiều phản hồi rất tích cực từ phía chuyên gia y khoa và bệnh nhân.
  • Ngoài việc được tiếp cận với các phương pháp chữa bệnh mới nhất, bạn còn được đón tiếp nhiệt tình, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cụ thể và sẵn sàng giúp đỡ bạn khi có khó khăn xảy ra.

Với những ưu điểm riêng, chúng tôi tin Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi sẽ là sự lựa chọn an toàn cho sức khỏe của bạn và những người thân trong gia đình.

Hy vọng với những thông tin xoay quanh về bệnh lý viêm đường tiết niệu khi mang thai, đã giúp chị em có thêm kiến thức để phòng tránh và điều trị bệnh sớm. Nếu có băn khoăn, vui lòng gọi đến Hotline: 0328.61.52.52 để được tư vấn và điều trị bệnh hiệu quả.

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

Bạn có vấn đề chưa rõ cần bác sĩ giải đáp

>> Click [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] để bác sĩ tư vấn >> Hotline: 08.58.56.52.52 >> Hoặc để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

Đầu dương vật nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu bệnh gì?

Đầu dương vật nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu bệnh gì?

Phần đầu dương vật rất nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại tác nhân gây bệnh trong sinh hoạt hàng...

Đầu chim nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu bệnh gì?

Đầu chim nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu bệnh gì?

Những nốt mụn đỏ trên đầu dương vật khiến các đấng mày râu không khỏi lo lắng vì đây có thể là dấu hiệu...

Đầu dương vật nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu bệnh gì?

Đầu dương vật nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu bệnh gì?

Phần đầu dương vật rất nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại tác nhân gây bệnh trong sinh hoạt hàng...

Dương vật nổi mụn đỏ: Nguyên nhân, cách điều trị

Dương vật nổi mụn đỏ: Nguyên nhân, cách điều trị

Hiện tượng dương vật nổi mụn đỏ xuất hiện trong nhiều trường hợp: bị kích ứng da, mắc phải bệnh lý,…Dù xuất phát từ...

Đau gốc dương vật là bệnh gì? Điều trị ra sao?

Đau gốc dương vật là bệnh gì? Điều trị ra sao?

Đau gốc dương vật là một tình trạng đau ở phần gốc dương vật, bao gồm cả phần đáy chậu, xương mu, và các...

Dương vật bị buốt và đau rát khó chịu là dấu hiệu bệnh gì?

Dương vật bị buốt và đau rát khó chịu là dấu hiệu bệnh gì?

Dương vật đau rát gây ra không ít khó chịu trong mọi sinh hoạt mà còn là dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiều...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi