Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh lý xảy ra khá phổ biến, nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiết niệu gây nên các cảm giác khó chịu cho người bệnh như đau buốt, nóng rát khi tiểu,… Đây là bệnh lý không khó điều trị nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Nhiễm trùng đường tiểu là gì?
Nhiễm trùng đường tiểu xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn trong đường tiết niệu, khiến cơ thể tạo ra các phản ứng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn đó.
Nhiễm trùng tiểu chia làm 2 nhóm dựa theo vị trí bị nhiễm khuẩn:
- Nhiễm khuẩn tiết niệu trên: Gồm viêm thận bể thận cấp, viêm thận bể thận mạn.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới: Gồm viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo.
Nguyên nhân gây tình trạng nhiễm trùng đường tiểu
Vi khuẩn E.coli là nguyên nhân chính gây nên bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu, được tìm thấy ở ruột. Vi khuẩn E.coli khi ở trên da hoặc gần hậu môn có thể vào trong đường tiết niệu và di chuyển lên đến các bộ phận khác của cơ thể. Ở nữ giới, đường tiểu và hậu môn gần nhau hơn ở nam giới, nên nguy cơ mắc bệnh lý này sẽ cao hơn.
Vi khuẩn có thể đi vào trong đường tiết niệu thông qua các dụng cụ y tế như ống thông dùng trong y khoa, dụng cụ dùng để tán sỏi hoặc dùng để loại bỏ các dị vật làm tắc nghẽn đường tiểu,…
Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể xảy ra do sự xâm nhiễm từ các cơ quan lân cận như nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục, rò tiêu hóa, rò bàng quang âm đạo.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm khuẩn đường tiểu có thể có hoặc không có triệu chứng. Dấu hiệu nhiễm trùng tiểu bao gồm:
Đau rát, tiểu buốt, khó chịu mỗi khi đi tiểu
Bệnh nhân cảm thấy đau rát, tiểu buốt, khó chịu mỗi khi đi tiểu: Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, các mô đường tiết niệu, nơi mà vi khuẩn xâm nhập vào sẽ bị viêm và trở nên rất nhạy cảm do đó khi nước tiểu đi qua các mô này sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau và nóng rát.
Tiểu sót
Bệnh nhân đi tiểu thường xuyên, luôn có cảm giác buồn tiểu, vừa đi tiểu xong lại muốn đi tiểu tiếp, nhưng lượng nước tiểu ít và ngắt quãng. Lượng nước tiểu ra ngắt quãng, sót lại trong bàng quang gây cảm giác khó chịu, bức bối mà mót đi tiểu.
Cảm thấy đau vùng bụng dưới
Đây được xem là dấu hiệu cảnh báo sớm bàng quang của bệnh nhân đang bị viêm nhiễm. Bệnh nhân cảm thấy đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc những cơn đau quặn lên. Kèm theo đó là tình trạng đau lan sang các vùng lân cận như thắt lưng, vùng hông,… Bệnh nhân còn có thể bị chuột rút kèm theo đau nhói ở bụng dưới.
Nước tiểu đục, có mùi hôi
Nước tiểu của những người khỏe mạnh, không có vấn đề về sức khỏe thường không mùi và trong một số trường hợp chỉ có mùi amoniac nhẹ. Khi bị nhiễm trùng tiểu, bệnh nhân sẽ nhận thấy nước tiểu của mình có mùi hôi hoặc có mùi khác thường kèm theo nước tiểu đục.
Biến chứng nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu dễ điều trị, nhưng điều quan trọng là phải chẩn đoán và điều trị kịp thời trước khi chúng lây lan xa hơn. Nếu không được điều trị sớm hoặc không đủ thời gian cấp tính, nhất là khi các yếu tố nguy cơ không được loại bỏ, bệnh có thể trở nên trầm trọng và gây ra nhiều phiền toái như:
- Viêm thận bể thận cấp.
- Áp xe quanh thận.
- Nhiễm trùng huyết, có khả năng dẫn đến tử vong.
- Suy thận cấp.
- Trẻ em có trào ngược bàng quang niệu quản có thể gây nhiễm trùng thận nhanh chóng đưa đến suy thận mạn tính.
- Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh có thể gây đẻ non, sảy thai, trẻ thiếu cân hoặc nhiễm trùng sơ sinh,…
- Hẹp niệu đạo ở nam giới.
Điều trị nhiễm trùng đường tiểu
Đa phần bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu đều được điều trị với kháng sinh phù hợp sẽ cải thiện triệu chứng và khỏi bệnh sau vài ngày. Song các trường hợp nặng, nhiễm trùng thận lan rộng hoặc nhiễm trùng ở người từng mắc bệnh lý đường tiết niệu, bệnh nhân ghép tạng,… thì điều trị có thể kéo dài hơn đến vài tuần.
Nếu bệnh nhân chỉ có các triệu chứng khu trú do viêm niệu đạo, bác sĩ thường chỉ định kháng sinh đường uống trong 5 đến 7 ngày. Nếu người bệnh có sốt lạnh run, triệu chứng nhiễm trùng huyết, ổ viêm ở đường niệu trên thì cần phải nhập viện để dùng kháng sinh đường tĩnh mạch.
Trong các trường hợp viêm đường tiểu tái đi tái lại nhiều lần, bệnh nhân có dị dạng đường niệu hay có đặt ống tiểu, cần phải nuôi cấy vi khuẩn để tìm đúng kháng sinh nhạy cảm với chủng vi khuẩn đó.
Bên cạnh đó, nếu ổ viêm nhiễm không khống chế được bằng thuốc hay biến chứng tại thận, thận mủ, thận áp-xe thì cần phải can thiệp phẫu thuật. Tương tự như các dị tật hệ niệu, nếu không phẫu thuật chỉnh sửa hoàn thiện, người bệnh dễ viêm đường tiểu tái đi tái lại, lâu ngày dễ dẫn đến biến chứng nặng nề.
Cách phòng tránh nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu là căn bệnh rất phổ biến nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn. Tuy nhiên, một vài thay đổi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh như:
- Khuyến khích uống nhiều nước (6-8 cốc mỗi ngày), điều này giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu và cũng làm giảm nguy cơ táo bón.
- Nên đi tiểu thường xuyên, tuyệt đối không nhịn tiểu bởi vì dễ làm vi khuẩn phát triển hơn.
- Tránh dùng bia, rượu hay thức uống chứa nhiều caffeine vì có khả năng kích thích bàng quang.
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, dùng khăn sạch để lau từ trước ra sau khi đi tiểu.
- Tắm bằng vòi hoa sen, hạn chế tắm bồn.
- Phụ nữ nên cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn mua băng vệ sinh hoặc cốc nguyệt san.
- Nếu bạn sử dụng màng ngăn âm đạo, bao cao su không có nhãn hoặc thạch diệt tinh trùng để tránh thai, hãy cân nhắc chuyển sang phương pháp khác. Tất cả có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu.
- Tránh dùng nước hoa lên bộ phận sinh dục.
- Ưu tiên chọn đồ lót làm bằng vải cotton thoáng mát, tránh vật liệu tổng hợp, bởi vì nó thúc đẩy một môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn phát triển.
- Vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục. Nên đi tiểu sau khi quan hệ, việc này giúp đào thải những mầm bệnh trước khi chúng kịp vào bàng quang.
Khi nào cần đi khám
Nhiễm trùng đường tiểu có biểu hiện đặc trưng là thường xuyên mót tiểu và cảm giác đau buốt mỗi khi đi tiểu. Trong khi phần lớn phụ nữ thấy tiểu đau, thì một số người chỉ cảm thấy đau vùng chậu mơ hồ hoặc có thể bị sốt.
Khi thấy những biểu hiện này, bạn cần đi khám bác sĩ để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác như thận. Mặc dù dùng thuốc không kê đơn có thể giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn nhưng chỉ có kháng sinh mới có thể chữa khỏi nhiễm trùng.
Bệnh cần phải điều trị kịp thời nhất là đối với phụ nữ đang mang thai. Nếu không điều trị sớm, dù bệnh nhẹ cũng có thể gây chuyển dạ sớm.
Địa chỉ phòng khám uy tín tại Hà Nội
Hiện nay có rất nhiều phòng khám khám và điều trị căn bệnh này, trong đó, phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi được nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn hơn cả. Bởi đây là một trong những phòng khám được xây dựng và phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế như:
- Mô hình 1 bác sĩ – 1 bệnh nhân – 1 y tá sẽ giúp các bác sĩ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cụ thể và kỹ lưỡng hơn, giúp việc khám và điều trị đạt kết quả tốt nhất trong thời gian sớm nhất.
- Phòng khám được xây dựng theo tiêu chuẩn phòng khám quốc tế, với cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi và các trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến nhất. Đây đều là các trang thiết bị được nhập khẩu từ các nước lớn trên thế giới như Mỹ, Singapo, Hàn Quốc, Nhật Bản… và có kỹ thuật tiên tiến vượt trội.
- Đến với phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi, bệnh nhân sẽ được khám trực tiếp bởi các bác sĩ có chuyên môn cao, bề dày kinh nghiệm làm việc, công tác tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội.
- Bên cạnh đó, với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, thân thiện, gần gũi, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn làm thủ tục vào khám và điều trị trong thời gian nhanh nhất. Người bệnh sẽ không phải chờ đợi lâu, làm thủ tục rườm rà…
- Thời gian mở cửa tất cả các ngày trong tuần, kể cả buổi tối nên bạn hoàn toàn không phải lo lắng về vấn đề thời gian.
Chính vì những ưu điểm trên, khi đến với phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, người bệnh sẽ không còn lo lắng về bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Đây là một trong những địa chỉ khám tiết niệu uy tín hiện nay. Hãy liên hệ ngay với số Hotline: 0328.61.52.52 của phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để được tư vấn cụ thể và đặt lịch thăm khám online miễn phí.