Viêm đường tiểu không chỉ gây suy giảm chất lượng sống mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến suy thận, nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong,….bệnh có tỷ lệ điều trị thành công cao nếu can thiệp sớm, đúng cách. Vậy, viêm đường tiểu là bệnh gì? Phát hiện và điều trị như thế nào? Tất cả sẽ được chia sẻ ngay sau đây.
Xem thêm:
- 5 Dấu hiệu sớm nhận biết nhiễm trùng đường tiểu và cách điều trị
- Cách chữa – điều trị nhiễm trùng đường tiểu nào hiệu quả
Viêm đường tiểu là gì?
Viêm đường tiểu (còn gọi là viêm đường tiết niệu) chỉ tình trạng có sự xuất hiện của vi khuẩn trong nước tiểu, khiến một hoặc một số bộ phận của hệ tiết niệu bị viêm nhiễm.
Bệnh lý này có tỷ lệ mắc phải cao thứ 2 hiện nay sau các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp. Viêm đường tiểu diễn biến từ cấp tính sang mãn tính và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh nếu không được thăm khám, điều trị kịp thời.
Đối tượng và nguyên nhân thường gặp
Tác nhân chính gây viêm đường tiểu được xác định do vi khuẩn E. Coli gây ra. Con đường lây nhiễm chủ yếu từ phân trong đại tràng lan đến bộ phận sinh dục, tiếp đó gây viêm niệu đạo, bàng quang và tấn công sâu hơn đến các bộ phận khác của hệ tiết niệu, hệ sinh dục, sinh sản của người bệnh.
Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ cao bị viêm đường tiểu trong thực tế:
- Những người lười vệ sinh cá nhân hoặc thực hiện sai cách khiến vùng kín không sạch sẽ, dễ bị ứ đóng lại nước tiểu, bựa sinh dục, mồ hôi,…khiến nguy cơ bị viêm đường tiểu tăng lên.
- Thường xuyên nhịn tiểu, lười uống nước.
- Những đối tượng bị chấn thương vùng kín do tai nạn, quan hệ tình dục thô bạo, thạm dụng thủ dâm quá mức khiến niệu đạo bị tổn thương, kích thích gây viêm nhiễm.
- Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ, băng vệ sinh không thay thường xuyên,…cũng thường bị viêm nhiễm hơn bình thường.
- Những người can thiệp thủ thuật như đặt ống xông tiểu,… cũng là con đường thuận lợi cho vi khuẩn cơ hội xâm nhập gây bệnh.
Triệu chứng khi bị viêm đường tiểu
Triệu chứng viêm đường tiểu không gặp nhiều khó khăn trong việc nhận biết. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện dưới đây, cần chủ động thăm khám kịp thời tại các cơ sở y tế chuyên khoa:
Triệu chứng tại chỗ
- Gặp vấn đề khi tiểu tiện: tiểu nhiều lần, tiểu buốt, bàng quang căng tức, thường xuyên xuất hiện cảm giác muốn tiểu nhưng khó tiểu, lượng nước ít.
- Màu sắc nước tiểu thay đổi: màu đục, mùi hôi nồng, có thể lẫn máu hoặc dịch mủ. Mủ có thể ra cùng nước tiểu hoặc cuối bãi tiểu, dễ nhận thấy hơn vào buổi sáng.
- Xuất hiện cảm giác đau hạ vị, đau phần hông lưng do viêm thận, viêm bàng quang, sỏi hoặc apxe thận,…gây ra.
Triệu chứng toàn thân
- Cơ thể sốt cao, có tình trạng rét run, môi khô nứt, lưỡi có nhiều mảng cặn, thần sắc hốc hác, xanh xao, mệt mỏi.
- Khi triệu chứng toàn thân xảy ra, cũng là thời điểm vi khuẩn tấn công sâu vào hệ tiết niệu, vào máu gây nhiễm trùng máu, sốc nhiễm khuẩn, nguy cơ tử vong cao.
Viêm đường tiểu có nguy hiểm không?
Viêm đường tiểu về cơ bản là bệnh lý lành tính, khả năng điều trị khỏi rất cao nếu được phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp. Tuy nhiên, nếu để tình trạng viêm nhiễm kéo dài, mầm bệnh thường sẽ gây nhiễm trùng trên diện rộng và ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ cơ quan khác.
Dưới đây là những biến chứng có thể gặp phải của bệnh viêm đường tiểu được ghi nhận trên thực tế:
Gây ra các tổn thương nghiêm trọng ở đường tiểu
Viêm đường tiểu mãn tính sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh tại các bộ phận thuộc đường tiểu. Về lâu dài sẽ gây ra các tổn thương nghiêm trọng, khó có khả năng hồi phục hoàn toàn chức năng vốn có của hệ cơ quan này: nhiễm trùng thận, suy thận, bàng quang,…
Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản
Viêm nhiễm lây lan lên hệ sinh sản sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng đến chất lượng số lượng tinh trùng, trứng, khả năng xuất tinh, thay đổi môi trường vùng kín,…khiến khả năng thụ thai giảm xuống đáng kể. Ghi nhận tỷ lệ vô sinh – hiếm muộn trên nhiều đối tượng bệnh nhân bị viêm đường tiểu.
Nhiễm trùng máu
Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đường tiểu, nguy cơ tử vong rất cao. Dấu hiệu thường gặp nhất là sốt cao nhưng cơ thể rét run, nhịp tim nhanh, huyết áp hạ,…
Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Viêm đường tiểu gây ra nhiều hệ lụy tiếc cho thai nhi trong giai đoạn thai kỳ: gây nhiễm trùng bào thai, nước ối, thai chậm phát triển, sinh non,…
Suy giảm đời sống tình dục
Tình trạng viêm đường tiểu thường gây đau nhức bộ phận sinh dục gây ảnh hưởng đến cảm xúc và nhu cầu tình dục của người bệnh. Vì vậy, đời sống tình dục có dấu hiệu suy giảm, né tránh gần gũi bạn tình.
Viêm đường tiểu khi nào cần đi khám
Viêm đường tiểu cần đi khám và can thiệp điều trị khi cơ thể có những biểu hiện bất thường dưới đây:
- Tiểu đau rát kéo dài, nổi mẩn đỏ, lan rộng.
- Tiểu ra máu, mủ, xuất tinh đau đớn, nhu cầu tình dục suy giảm nghiêm trọng.
- Cơ thể mệt mỏi, sốt cao, ớn lạnh kéo dài, triệu chứng nặng dần.
Phương pháp điều trị
Cho đến thời điểm hiện tại, kháng sinh vẫn là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu trong quá trình điều trị viêm đường tiểu ở giai đoạn cấp tính và mãn tính.
Thuốc kháng sinh dạng uống thường dùng trong 5 – 7 ngày đối với những trường hợp viêm bàng quang, viêm niệu đạo.
Thuốc kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch sẽ được áp dụng khi người bệnh xuất hiện tình trạng nhiễm trùng máu, apxe,….
Trong trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, bị dị dạng đường tiểu, có đang đặt ống thông tiểu,…bác sĩ sẽ tiến hành nuôi cấy vi khuẩn để xác định chính xác loại kháng sinh phù hợp.
Can thiệp ngoại khoa sẽ được chỉ định thực hiện trong những trưởng hợp các ổ nhiễm khuẩn không thể bị ngăn chặn với thuốc hoặc xảy ra tình trạng thận bị ứ nước, ứ mủ, apxe thận,…để dẫn mủ ra bên ngoài. Phẫu thuật các dị tật gây hẹp đường tiết tiểu cũng được xem xét áp dụng để tránh viêm đường tiểu bị tái phát dai dẳng.
Khám và điều trị viêm đường tiểu ở đâu uy tín
Nguyên tắc trong điều trị viêm đường tiểu cần đảm bảo:
- Loại bỏ nhanh chóng vi khuẩn tồn tại trong nước tiểu, đồng thời ngăn ngừa sẹo hóa thận.
- Điều trị sớm và triệt để ngay sau khi lấy nước tiểu xét nghiệm vi trùng học.
- Đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị bằng xét nghiệm tế bào – vi trùng ở ngày thứ 3 và 15.
- Điều trị dự phòng tái phát và các dị tật đường tiểu (nếu có).
Dựa trên các nguyên tắc điều trị trên, tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, người bệnh sẽ được thăm khám, xác định tình trạng nhiễm khuẩn thông qua các xét nghiệm nước tiểu, siêu âm, chụp CT, nuôi cấy vi khuẩn,…
Với những thế mạnh về đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thận – Tiết niệu uy tín, trang thiết bị y tế hiện đại, phòng khám đã và đang tiến hành rất thành công hướng điều trị viêm đường tiểu trên nhiều trường hợp bệnh nhân:
Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định ngay từ đầu quá trình điều trị giúp giảm đau, sưng tấy, phù nề, giảm tiết dịch, loại bỏ nhanh vi khuẩn gây viêm, ngăn chặn nguy cơ lây lan lang các bộ phận khác.
Cùng với đó sẽ kết hợp điều trị bằng các thuốc Đông y lành tính giúp giúp bổ thận, thông huyết, nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa tái phát, giúp quá trình tiểu tiện dễ dàng hơn.
Một điểm mới trong phương pháp điều trị viêm đường tiểu tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi chính là ứng dụng dòng máy Laser bán dẫn trong quá trình điều trị giúp:
Tiêu diệt vi khuẩn, phòng tránh tình trạng viêm sưng, phù nề, cải thiện tuần hoàn máu cục bộ, tăng khả năng chuyển hóa tế bào, hấp thụ và tiêu tan dịch tiết đường tiết niệu.
Thúc đẩy quá trình lên da non, tránh tình trạng sẹo đường niệu gây khó khăn cho quá trình bài tiết nước tiểu.
Điều trị ngoại khoa sẽ được áp dụng trong các trường hợp bị tắc nghẽn đường tiểu, có các dị tật đường tiểu,…để giải phóng phần nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang gây viêm.
Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh viêm đường tiểu, bạn đọc có thể liên hệ đến số Hotline: 08.58.56.5252 để được hỗ trợ thông tin đầy đủ.