Địa chỉ : Tầng 7, 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

thời gian

8:00 - 20:00

hotline

08.58.56.52.52

Các loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu

Hiện nay, các loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu đang được các bác sĩ chuyên khoa ưu tiên chỉ định trong quá trình điều trị bệnh lý này. Phương pháp này mang đến hiệu quả nhanh chóng, lâu dài tuy nhiên cũng tiềm ẩn tác dụng phụ nếu dùng sai cách. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chia sẻ cụ thể hơn vấn đề này đến bạn đọc.

Xem thêm:

Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra khi vi khuẩn (thường là E. Coli) từ da hoặc trực tràng, xâm lấn và tấn công vào niệu đạo, tiếp đó lây lan sang các bộ phận của hệ tiết niệu như bàng quang, niệu quản, thận hoặc tuyến tiền liệt ở nam giới.

Tuy nhiên, nhiễm trùng thận là nguy hiểm nhất, có thể gây nhiễm trùng máu dẫn đến tỷ lệ tử vong cao ở bệnh nhân.

Bệnh thường có biểu hiện lâm sàng thường gặp như: tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, niệu đạo tiết dịch,…Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, viêm đường tiết niệu có thể gây biến chứng liên quan đến suy thận, nhiễm khuẩn bàng quang, suy giảm chức năng sinh lý, khả năng sinh sản ở bệnh nhân.

Hiện nay việc điều trị chủ yếu là áp dụng các loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu và ghi nhận nhiều hiệu quả tích cực trên thực tế.

Các nhóm thuốc chữa viêm đường tiết niệu

Các nhóm thuốc chữa viêm đường tiết niệu 

Thuốc chữa viêm đường tiết niệu sẽ được các bác sĩ chỉ định sau khi bệnh nhân trải qua quá trình thăm khám chuyên sâu để xác định chính xác vị trí, tình trạng viêm, loại khuẩn gây bệnh….

Dưới đây là nhóm thuốc chữa viêm đường tiết niệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay mà bạn đọc có thể tham khảo:

Nhóm kháng sinh dẫn xuất Sulfamid

Sulfamid có đặc điểm nhận biết là dạng bột trắng, khó tan trong nước, nhưng tan trong huyết thanh và mật. Sulfamid đóng vai trò như một chất kiềm chế quá trình phát triển của vi khuẩn.

Loại thuốc này được dùng trong điều trị các cầu khuẩn, trực khuẩn gram (+) và (-). Tuy nhiên, nhóm thuốc kháng sinh này có tỷ lệ kháng thuốc và kháng chéo giữa các Sulfamid khá cao, nên thường được phối hợp với các kháng sinh khác trong đơn thuốc điều trị viêm đường tiết niệu.

Ngoài ra, nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người dùng như:

  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Đau bụng, tiểu ra máu, viêm ống kẽ thận,…
  • Da nổi mụn nước, bọng nước, bong tróc da…
  • Giảm bạch cầu, tiểu cầu, suy tủy…
  • Vàng da, ngộ độc,…

Sulfamid dùng theo đường uống, chỉ dùng theo đơn kê của bác sĩ, không dùng trên bệnh nhân tiểu đường, suy thận, suy gan nặng, quá mẫn cảm với các thuốc nhóm sulfamid, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ vị thành niên và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi…

Nhóm kháng sinh Cephalosporin

Nhóm kháng sinh Cephalosporin

Cephalosporin là nhóm kháng sinh phổ rộng, áp dụng trên nhiều đối tượng bệnh nhân, có khả năng diệt, ức chế quá trình tổng hợp tế bào vi khuẩn hiệu quả.

Tuy nhiên, nhóm thuốc này không phù hợp với những người mẫn cảm với penicillin, trẻ sơ sinh tăng bilirubin máu và trẻ sơ sinh non,…
Ngoài ra, ghi nhận trên một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện các phản ứng như: phát ban, nổi mề đay, viêm đại tràng, viêm màng ruột kết giả mạo, tiêu chảy, buồn nôn/ nôn, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu, tan máu…

Cephalosporin dùng được cho đường uống và đường tiêm với liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh hoặc khi kết hợp cùng các nhóm kháng sinh khác.hay các loại thuốc phối hợp sẽ do bác sĩ chỉ định.

Nhóm thuốc diệt khuẩn Quinolon

Đây là kháng sinh thuộc loại tổng hợp hoàn toàn, đóng vai trò như một loại thuốc diệt khuẩn. Quinolon được phân thành 4 thế hệ:

  • Thế hệ 1 chỉ định trong những trường hợp điều trị viêm đường tiết niệu do trực khuẩn gram (-) (trừ pseudomonas aeruginosa) theo đường uống với lượng dùng 2g/ngày và chia làm 2 lần. Có thể dùng theo đường tiêm nhưng chỉ tiến hành trong những trường hợp thật cần thiết và thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
  • Các thế hệ còn lại được chỉ định trong những trường hợp bị nhiễm khuẩn: viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, nhiễm khuẩn xương…

Nhóm thuốc chữa viêm đường tiết niệu nhóm Quinolon cũng có ghi nhận nhiều tác dụng phụ không mong muốn: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau thượng vị, dạ dày khó chịu, nổi mẩn, ngứa ngáy, phát ban, phồng rộp da, chóng mặt, đau đầu, co giật, ảo giác, đau và sưng khớp, nhức mỏi cơ,….

Nhóm kháng sinh này được khuyến cáo thận trọng với những đối tượng mắc bệnh lý hệ thần kinh trung ương; bệnh nhân đã hoặc đang điều trị bằng glucocorticoid; người nghiện rượu, phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 16 tuổi…

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm đường tiết niệu

Để các loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu được sử dụng phù hợp trên đúng đối tượng, phát huy hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau đây:

  • Thuốc chữa viêm đường tiết niệu không biến chứng thường chỉ định dùng thuốc trong 2 – 3 ngày (một số ít dùng trong 7 – 10 ngày). Nếu xảy ra biến chứng, bệnh nhân có thể phải dùng thuốc trong 14 ngày hoặc kéo hơn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý gặp phải.
  • Các nhóm thuốc kháng sinh vừa chia sẻ có tác dụng điều trị viêm đường tiết niệu nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử, mà cần có sự chỉ định kê đơn từ các bác sĩ chuyên khoa.
  • Uống đủ liều lượng, tần suất, thời gian theo đúng chỉ định. Không tự ý dừng, thay đổi thuốc, ngay cả khi tình trạng bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Không tự ý kế hợp các loại thuốc tây y với đông y hoặc các bài thuốc dân gian truyền miệng khác bởi có thể gây ra những phản ứng phụ đáng tiếc đến sức khỏe người bệnh.
  • Không tự ý dùng kháng sinh phòng ngừa viêm đường tiết niệu ngay cả khi chưa mắc bệnh.

Địa chỉ điều trị viêm đường tiết niệu uy tín

Địa chỉ khám chữa bệnh đường tiết niệu uy tín ở Hà Nội 

Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi là một trong những cơ sở y tế tư nhân uy tín tại Hà Nội sở hữu nhiều thế mạnh về đội ngũ bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm thực tiễn, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại đáp ứng đầy đủ, hiệu quả nhu cầu thăm khám, điều trị viêm đường tiết niệu ở cả nam và nữ giới.

Do đó, rất nhanh chóng trở thành sự lựa chọn của nhiều người dân khi có nhu cầu khám chữa các bệnh lý nam khoa, phụ khoa, thận – tiết niệu tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.

Dưới đây phương pháp điều trị của phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi khi bệnh nhân có triệu chứng viêm đường tiết niệu, ghi nhận nhiều phản hồi tích cực trong thực tế khám chữa bệnh tại đây:

  • Dùng các loại thuốc kháng sinh có tác dụng giảm đau, sưng tấy, phù nề, giảm tiết dịch, ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn nguy cơ lây lan sang các bộ phận khác. Thuốc chữa viêm đường tiết niệu sẽ được chỉ định trong khoảng 3 – 10 ngày tùy từng đối tượng bệnh nhân.
  • Thuốc Đông y cũng được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp bệnh nhân ở mức độ nặng, tái nhiễm, giúp thanh nhiệt bàng quang, thông niệu, mát gan, thải độc, tăng sức đề kháng, giúp việc đi tiểu dễ dàng hơn, vi khuẩn cũng bị tống ra ngoài theo đường này.
  • Can thiệp ngoại khoa cũng được chỉ định áp dụng với các bệnh lý liên quan đến sỏi hệ tiết niệu, sẹo hóa,…giúp nước tiểu lưu thông, giải quyết tình trạng ứ đọng gây nhiễm trùng.
  • Ứng dụng những tính năng của dòng máy Laser bán dẫn hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu:

Tiêu diệt vi khuẩn, phòng tránh tình trạng viêm sưng, phù nề, cải thiện tuần hoàn máu cục bộ, tăng khả năng chuyển hóa tế bào, hấp thụ và tiêu tan dịch tiết đường tiết niệu.

Thúc đẩy quá trình lên da non, tránh tình trạng sẹo đường niệu gây khó khăn cho quá trình bài tiết nước tiểu.

Với một số thông tin cung cấp vừa rồi mong rằng đã giúp bạn đọc có thêm thông tin khi tìm hiểu về các nhóm thuốc chữa viêm đường tiết niệu. Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0328.61.52.52 để được hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

Bạn có vấn đề chưa rõ cần bác sĩ giải đáp

>> Click [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] để bác sĩ tư vấn >> Hotline: 08.58.56.52.52 >> Hoặc để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

Đầu dương vật nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu bệnh gì?

Đầu dương vật nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu bệnh gì?

Phần đầu dương vật rất nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại tác nhân gây bệnh trong sinh hoạt hàng...

Đầu chim nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu bệnh gì?

Đầu chim nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu bệnh gì?

Những nốt mụn đỏ trên đầu dương vật khiến các đấng mày râu không khỏi lo lắng vì đây có thể là dấu hiệu...

Đầu dương vật nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu bệnh gì?

Đầu dương vật nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu bệnh gì?

Phần đầu dương vật rất nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại tác nhân gây bệnh trong sinh hoạt hàng...

Dương vật nổi mụn đỏ: Nguyên nhân, cách điều trị

Dương vật nổi mụn đỏ: Nguyên nhân, cách điều trị

Hiện tượng dương vật nổi mụn đỏ xuất hiện trong nhiều trường hợp: bị kích ứng da, mắc phải bệnh lý,…Dù xuất phát từ...

Đau gốc dương vật là bệnh gì? Điều trị ra sao?

Đau gốc dương vật là bệnh gì? Điều trị ra sao?

Đau gốc dương vật là một tình trạng đau ở phần gốc dương vật, bao gồm cả phần đáy chậu, xương mu, và các...

Dương vật bị buốt và đau rát khó chịu là dấu hiệu bệnh gì?

Dương vật bị buốt và đau rát khó chịu là dấu hiệu bệnh gì?

Dương vật đau rát gây ra không ít khó chịu trong mọi sinh hoạt mà còn là dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiều...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi